Lễ Hằng Thuận

Những năm gần đây, cụm từ “lễ Hằng Thuận” rất hay được nhắc đến. Hôm nay, mình sẽ nói 1 chút về nghi lễ này, 1 nghi lễ mang đậm tính văn hoá đặc trưng cho đời sống tâm linh của dân tộc Việt.

Như đã biết, nếu phương Tây có những nghi thức theo đạo Công Giáo trong nhà thờ, thì với người Việt, cũng có 1 nghi thức lễ tương tự được tổ chức trong Chùa được gọi là lễ Hằng Thuận. Về cấu trúc buổi lễ, thì nó không khác lắm so với nghi thức trong nhà thờ, bởi cả 2 cùng hướng đến việc hướng thiện, dặn dò, bảo ban những cách đối nhân xử thế, cách cư xử sao cho trọn đạo vợ chồng. Nhưng đây là 1 nghi lễ đặc thù của người Việt chúng ta, mang đậm nét văn hoá, tín ngưỡng và nhân sinh quan của người Việt xưa.

001

Vậy Lễ Hằng Thuận là gì?

Ngược dòng lịch sử 1 chút: Theo nhiều nguồn tư liệu, tương truyền người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùa là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật (1883 – 1940) từ thế kỷ thứ 19. Ông lấy bút hiệu là Đồ Nam Tử hay Quảng Tràng Thiệt cư sĩ, người xã Mạn Nhuế, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nói về Nguyễn Trọng Thuật, nhà văn Vũ Ngọc Phan đã viết:

“… Ai cũng phải nhận ra rằng Nguyễn Trọng Thuật là một nhà văn có chí hướng, và lúc nào cũng muốn cho văn chương Việt có cái đặc tính Việt Nam… Có một điều nên biết là 2 tờ báo: Đông Dương và Nam Phong tạp chí những năm đó, chưa có truyện dài do người Việt. Phải đợi cho đến khi tác phẩm “Quả dưa đỏ” của Nguyễn Trọng Thuật ra đời mới có truyện dài do người Việt Nam viết để đăng, còn trước kia người ta chỉ đăng toàn tiểu thuyết dịch, thỉnh thoảng mới có một vài truyện ngắn. Như vậy, trong buổi đầu, thật có rất ít người Nho học lại có óc sáng kiến như Nguyễn Trọng Thuật…”

Chỉ vài dòng của Vũ Ngọc Phan đã cho thấy cụ Đồ Nam Tử từ ngày đó đã rất coi trọng bản sắc dân tộc. Ông luôn muốn có những cái riêng cho người Việt hơn là vay mượn, sao chép từ nước ngoài. Không rõ Nguyễn Trọng Thuật bắt đầu nghiên cứu Phật giáo từ bao giờ, nhưng với các bài viết trên tạp chí Nam Phong đã chứng tỏ ông đã có một căn bản Phật học khá vững chắc, vì vậy ông được bằng hữu suy tôn là Phật tử trong Khổng môn. Chính trong khoảng thời gian này, ông đã nghĩ đến việc kết hợp đời sống tâm linh và tinh thần đạo Phật vào những nghi lễ hôn nhân để hướng thiện, răn dạy con người cách sống, cách cư xử sao cho trọn đạo vợ chồng.

Ông cho rằng ở Việt Nam, hôn lễ chịu ảnh hưởng cả Nho giáo lẫn Đạo giáo. Theo đó, lễ bái yết gia tiên hai nhà là theo Nho giáo với quan niệm gia tộc, phụng tiên tư hiếu, có ý nghĩa rất thiết thực. “Song ngoài cái lễ bái yết gia tiên ra không có lễ gì nữa, thì cái quan niệm kết hôn của người đời chỉ loanh quanh trong cái tư tưởng nối dõi tông đường của một nhà, e không khỏi còn hẹp hòi lắm”Để cụ thể hóa, Nguyễn Trọng Thuật đề xướng: “Nay nhân phong trào Chấn hưng Phật giáo đang thịnh, nhân dịp này ta nên cử hành lễ kết hôn trước cửa Phật… Việc đem lễ kết hôn vào cửa Phật này tuy là việc mới, nhưng tôi quyết không phải là một việc cưỡng ép gì”. Ông đề nghị một nghi thức kết hôn gồm có tấu văn và huấn từ của một vị Tăng sĩ làm giới sư hướng đạo buổi lễ. Vị giới sư này trước Phật đài phải nhắc nhở đôi trẻ phải nhớ đạo lý Tứ ân của Phật dạy mà đền đáp công ơn cha mẹ, đất nước, sư trưởng và ơn chúng sinh. Thế nhưng, trớ trêu thay Nguyễn Trọng Thuật lại chưa đặt cho nghi lễ 1 cái tên thì ông mất. Mãi đến năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa mới chính thức đặt tên cho nghi lễ là lễ Hằng Thuận với ý nghĩa:

  • “HẰNG” là thường xuyên, là luôn luôn.
  • “THUẬN” là hòa thuận, là đồng thuận hướng về những điều cao thượng, chân thiện trong đời sống..
  • Hằng thuận có nghĩa là đôi vợ chồng luôn luôn sống hòa thuận, tương kính nhường nhịn lẫn nhau, cùng nhau vừa làm tròn trách nhiệm bổn phận của người vợ người chồng trong đời sống gia đình, đối với ông bà cha mẹ và con cái; vừa hướng đến con đường tu tập giác ngộ giải thoát, trên cơ sở giữ gìn ngũ giới, hành thập thiện và tu tập theo Bát Chính Đạo…

Người đầu tiên tổ chức nghi lễ này là bác sỹ Phật tử Tâm Minh – Lê Đình Thám. Năm 1930, ông đã tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị Hoành với ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm – Huế. Đây được xem là lễ cưới điển hình đầu tiên được tổ chức tại chùa trong lịch sử Phật giáo nước ta.

Mục đích của Lễ Hằng Thuận

Trong cuộc sống gia đình hàng ngày, những va chạm, tranh cãi… của 2 vợ chồng thường xuất phát bởi sự thiếu quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu và thông cảm cho nhau. Đó cũng là lẽ thường bời trước khi chung sống, chia sẻ cuộc sống với nhau… sự thấu hiểu chỉ dừng lại ở ngưỡng cửa tình yêu với những lãng mạn, bay bổng vốn có. Trái ngược với 1 cuộc sống hôn nhân đầy thực tế, trần trụi phía sau. Vì thế, mục đích chính của lễ Hằng Thuận là làm thế nào để cho đôi vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của nền tảng đạo đức trong đời sống gia đình, ít nhất là về mặt tâm linh. Bởi 1 khi đã quỳ trước Tam Bảo, quy y và phát nguyện trước Phật… thì chính là bạn đã tạo 1 nền tảng cho đời sống tâm linh cho bản thân và gia đình.

003

Dặn dò các nghi thức của buổi lễ

002

Lễ “Hằng Thuận” phải được tổ chức trang nghiêm tại chùa, tu viện hoặc thiền viện, có sự chứng giám của các Tăng ni/Phật tử và thân quyến 2 họ. Ngoài một vài lễ nghi truyền thống của một đám cưới như tuyên bố lý do, trao nhẫn cưới, nhận lời chúc tụng của hai họ, thì nghi thức Hằng Thuận trong ngày cưới mang đậm dấu ấn đạo đức tâm linh và trí tuệ của đạo Phật, cùng với những định hướng rất cụ thể giúp cho đôi vợ chồng có được cái nhìn cụ thể,  lạc quan về 1 con đường dài, 1 khởi đầu mới phía trước dựa trên năm nguyên tắc cơ bản đạo đức của Phật Giáo:

  1. Chồng đối với vợ
    • Phải tôn trọng vợ
    • Không đượ bất kính hay đối xử tệ bạc
    • Phải chung thủy
    • Tin tưởng giao tài sản tiền bạc cho vợ quản lý
    • Phải sắm sửa cho vợ một khi có điều kiện
  2. Vợ đối với chồng:
    • Luôn làm tròn bổn phận trong nhà
    • Vui vẻ tử tế với quyến thuộc bên chồng
    • Luôn chung thủy với chồng
    • Giữ gìn cẩn thận đồ trang sức và luôn coi sóc giữ gìn của cải đồ dùng trong nhà.
    • Phải siêng năng, không bao giờ trút tháo công việc cho người khác.

004

Trên tay 2 vợ chồng là “Năm điều Phật dạy”

Về những lợi ích thiết thực mà lễ Hằng Thuận mang lại, trước hết, những phát nguyện giữ gìn đạo đức, hướng thiện của đôi vợ chồng trước ngôi Tam Bảo được xem là dấu ấn sinh động, vô cùng ý nghĩa trong ngày cưới. Điều này không chỉ tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm linh của họ sau đó, mà còn ảnh hưởng tích cực đến những người thân. Bởi thực ra lễ Hằng Thuận không chỉ dành riêng cho đôi vợ chồng trong ngày cưới mà còn cho tất cả những ai tham dự buổi lễ một luồng sinh khí tươi sáng lành mạnh và thánh thiện.

Tuy nhiên, như Thượng Toạ Thích Huệ Thông đã viết: “Hằng Thuận” chỉ thật sự có ý nghĩa khi 2 vợ chồng cùng muốn hướng đến một đời sống hôn nhân tốt đẹp. Cùng với tình yêu thương, ý thức trách nhiệm và mục đích sống, 2 vợ chồng sẽ cùng nhau xây đắp hạnh phúc trên nền tảng đạo đức Phật giáo. Có như thế, hạnh phúc mới được bền lâu.”

Đây là điều mình cũng cực kỳ tán thành. Bởi nghi lễ cũng chỉ là nghi lễ và cũng chỉ ảnh hưởng ít nhiều. Còn lại, để tạo dựng hạnh phúc, cả 2 vợ chồng đều phải nỗ lực và cố gắng từng ngày. Những tranh cãi sẽ xảy ra, những bất đồng sẽ xuất hiện… nhưng nên xem đó là những cơ hội để hiểu nhau hơn chứ không phải để thoả mãn cái tôi của chính mình. Với  mình, đó là điều mình luôn nhớ đến.

006

007

008

009

010

Dâng hương cúng Phật

011

012

013

014

Lễ cha mẹ

015

016

017

Khi 2 vợ chồng trao nhẫn cho nhau, đó là biểu trưng cho việc cư xử trong tinh thần nhường nhịn, yêu thương, tương kính lẫn nhau của hai người. Cuộc sống lứa đôi nếu thiếu đi điều này, thì khó có thể xây dựng được hạnh phúc lâu bền. Do đó, khi hai người trao nhẫn cho nhau, dưới sự chứng minh của Tam Bảo và hai họ, thì đây quả là một điều hết sức ý nghĩa.

018

Giao bái

020

021

Nghe lời dặn dò

022

Lộc chùa

023

© Words Copyright by NhuCam
© Photos taken by sean.le

© Cảm ơn anh Hà Tik & bé My đã cho em dự 1 lễ Hằng Thuận đầy ý nghĩa và ấm áp vậy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *