For me, for “Wedding Planner”…!

Dear,

Cầm vừa nhìn xuống entry bên dưới, chợt thấy chạnh lòng. Entry cuối cũng đã từ gần 1 năm trước (chính xác là tháng 6/2012). Vậy ra đã gần 1 năm rồi, mình chưa update gì cho blog… Lý do thì cũng nhiều. Đại loại như… thì / là / mà… mình lại đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan, cho những trục trặc về việc chuyển host, domain… nhưng những lý do đó không dấu được 1 thực tế: dường như trong cuộc sống bộn bề này, mình đã quá mải mê với công việc và những gì trần trụi kiểu cơm-áo-gạo-tiền mà quên mất thú vui chia sẻ và được chia sẻ. Mình sẽ viết, viết lại thôi!

Entry hôm nay có thể hơi khô khan, nhưng mình thích. Mình tìm được nó khi đang lục tung ổ cứng lên vì chưa biết phải update gì cho blog trong khi hình ảnh thì chưa chuẩn bị… hihi. Đó là bài phỏng vấn của 1 bé học RMIT để tham khảo và tìm dữ liệu làm luận văn tốt nghiệp. Một bài phỏng vấn mình thích nhất, hơn cả phỏng vấn của những người chuyên nghiệp bởi nó thực, rất thực. Và mình cũng đã trả lời nó thực nhất có thể… Mong rằng nó có thể giúp ích cho những ai yêu thích và cùng muốn theo đuổi nghề wedding planner. Như mình, như cô bé ấy…

A]. Rivalry among existing competitors (Sự cạnh tranh giữa các đối thủ)

1. Điều gì tạo nên sự khác biệt và độc đáo để khách hàng tìm đến và tin tưởng mình?

Cá tính! Sự khác biệt & độc đáo luôn được tạo bởi cá tính. Và chỉ khi có cá tính, 1 người làm nghệ thuật nói chung và wedding planner nói riêng mới có thể là chính họ. Hay nói cách khác, sự sáng tạo luôn dựa trên cá tính kết hợp cùng những kiến thức và kinh nghiệm chứ không phải là copy, sao chép từ người khác.

2. Ngành này đang phát triển như thế nào trong những năm gần đây?

Bùng nổ. Nhất là khoảng 2 năm trở lại đây. Nếu dạo 1 vòng facebook, em có thể tìm thấy vô số những wedding planner & những cái tên được gọi như vậy (dù 90% hoạt động không đúng với ý nghĩa của từ wedding planner). Cần phân biệt rõ ràng giữa wedding planner & wedding decoration vendor.

3. Khách hàng có tin tưởng 100% vào kế hoạch của mình không? Vì sao?

Vấn đề không phải là khách hàng có tin tưởng 100% hay không, mà em làm thế nào để khách hàng tin tưởng. Đó mới là điểm mấu chốt. Và theo em, làm thế nào để có được lòng tin của khách hang?

B]. Threat of new entrants (Nguy cơ từ những người mới)

1. Có khó để mở một business ở wedding industry không? Có cần phải có vốn đầu tư cao hay điều kiện gì bắt buộc không?

Như thế nào gọi là khó? Như em biết, để thành lập 1 công ty hoạt động được trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, có 2 điều kiện cần & đủ: năng lực & vốn. Trong trường hợp em thiếu 1 trong 2, bằng cách của riêng mình, nếu có đam mê mãnh liệt, em vẫn có thể bắt đầu công việc.

Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc (theo chị), là niềm đam mê và lượng kiến thức cần thiết. Không có niềm đam mê, em sẽ không thể theo nghề. Còn không có kiến thức thì em không làm được.

2. Liệu kinh nghiệm có phải là điều kiện bắt buộc để mở business tổ chức event liên quan đến wedding?

Câu hỏi này giống như câu hỏi: “Con gà & quả trứng, cái nào có trước?”. Dĩ nhiên, để mở được 1 business cho mình và để khách hàng tin tưởng em cần kinh nghiệm. Nhưng kinh nghiệm lại không tự nhiên mà có, em phải làm nhiều mới tích luỹ được. Và để cân bằng được 2 yếu tố đó, em cần 1 chút may mắn làm gia vị.

3. Wedding planner gặp khó khăn gì khi tiếp cận và tìm kiếm khách hàng?

Khi em xem nó là 1 nghề để làm ra tiền nuôi sống em, gia đình em… thì việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng rất dễ. Vì khi đó, nó cũng như việc em “run” cho 1 công ty event với các kiến thức/chiêu thức marketing, PR, quảng bá… để tìm kiếm nguồn khách.

Nhưng khi em xem nó là đam mê, làm vì sở thích thì việc tìm kiếm khách hàng khá khó khăn. Lúc này, có lẽ chỉ là làm vì cái tâm là chính và “hữu xạ tự nhiên hương” thôi em à.

Jung Lee [of] Fete

Đây là hình ảnh mình thích nhất của Jung Lee – 1 trong những niềm cảm hứng lớn của Cầm cho đến bây giờ. Không váy vóc, không lụa là hào nhoáng… Mình đã được xem 1 reality show về công việc của bà. Hôm đó, Jung Lee cũng tóc búi cao, quần short, áo thun 3 lỗ và làm tất cả mọi việc, kể cả việc nhúng tay vào chỉnh sửa hoa, bánh khi chưa vừa ý, trèo lên thang treo đèn, pha lê… trong khi điện thoại vẫn tới tấp để đôn đốc, kiểm tra công việc. Cũng hôm ấy, Jung Lee gặp 1 sự cố ngoài ý muốn khi xe hoa cô dâu chạy sai đường… và bà như chạy đua với thời gian để giải quyết.

Đó mới thực sự là 1 wedding planner đúng nghĩa, để rồi khi hoàn thành, trên tác phẩm chỉ là 1 dòng chú thích đơn giản: wedding planned by Jung Lee [of] Fete.

Wedding planner là như thế, công việc trừu tượng đến mức khó giải thích để mọi người hiểu và luôn là người âm thầm đứng sau mọi thứ. Khi thành công, tên của Florist, Photographer, Decoration artist sẽ luôn được nhắc đến. Nhưng khi có sai lầm, sự cố… wedding planner sẽ phải là người chịu trách nhiệm và giải quyết tất cả.

C]. Bargaining power of buyers

1. Đa phần khách hàng dùng đến dịch vụ wedding planner là những ai?

Người hiểu được công việc của wedding planner cũng như mong muốn có 1 đám cưới đẹp, chỉnh chu, như ý.

Người không có thời gian để chuẩn bị cho đám cưới của mình.

Người có ý tưởng, nhưng không biết làm cách nào để thực hiện được

Người mong muốn có wedding planner để lấy được các dịch vụ giá rẻ (cái này chắc chỉ có ở VN quá… hehe)

2. Những gì khiến họ hài lòng và không hài lòng khi wedding planner lên kế hoạch cho họ?

Wedding planner (về 1 phương diện nào đó), không phải là người PHẢI làm vừa lòng khách hàng, để có cái gọi là hài lòng em à. Wedding planner là người tư vấn, chỉ ra những điều hợp lý & không hợp lý cho đám cưới cũng như cân chỉnh những vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, ngân sách của khách hàng. Vì thế, chị nghĩ khách sẽ vui khi có 1 đám cưới trọn vẹn, chỉnh chu và nằm trong khả năng/dự trù của họ. Chứ không phải khách hang đòi gì ta cũng đều đáp ứng thì họ hài lòng em à.

3. Mình tìm đến khách hàng hay khách hàng tự tìm đến mình hay được giới thiệu qua người quen của nhau?

Chị nghĩ với chị đây là mối quan hệ qua lại. Khách hàng có thể tự tìm đến chị, nhưng cũng nhờ họ, chị có thêm nhiều khách khác.

4. Lý do gì họ chọn sữ dụng dịch vụ của mình trong khi họ cũng có khả năng tự lên plan (thông qua thông tin trên internet) cho wedding và những sự kiện quan trọng của mình?

Vì wedding planner có kiến thức và chuyên môn. Khách hàng không thể cùng lúc giỏi về mỹ thuật, đính hướng thẩm mỹ, nắm bắt được các xu hướng váy cưới, thời trang, có kiến thức về phân bố không gian, cách sử dụng âm thanh, ánh sáng. Họ cũng không biết về hoa, màu sắc, về cách lên flow cho chương trình cũng như kiểm tra/đốc thúc công việc trong ngày cưới. Họ cũng không có những kiến thức cơ bản về kinh tế/tài chính để quản lý ngân sách 1 cách hiệu quả… Còn nếu làm được hết, chị nghĩ họ nên mở công ty wedding planner luôn! Hihi…

D]. Bargaining power of suppliers

1. Dịch vụ wedding planner có phụ thuộc nhiều vào suppliers (hoa, nhà hàng,…) của mình không?

Phụ thuộc rất nhiều vào ekip & những partner của em. Đó là công việc của 1 tập thể mà wedding planner chỉ là 1 nút thắt cuối cùng mà thôi. Đây cũng là điều ngộ nhận & hiểu lầm khi đa phần wedding planner ở VN thường tự đứng ra làm tất cả mọi thứ cho đám cưới. Đó không phải là công việc của 1 wedding planner. Chính cách suy nghĩ và biến tướng như vậy khiến ở VN, khách hàng thường đánh đồng wedding planner với người làm hoa/làm trang trí.

2. Nếu vì lý do phải đổi supplier thì có gây khó khăn quá lớn cho công việc tổ chức của mình hay không?

Dĩ nhiên là có. Vì thế, các wedding planner thường có nhiều partner. Và khi thay đổi các supplier, họ lại bắt đầu quá trình lại từ đầu. Tìm hiểu tính cách, phong cách có hợp nhau không, cách làm việc thế nào…?

E]. Political/Economy & Social

1. Ở Việt Nam có những luật nào giúp đở hay gây khó khăn cho sự phát triển của wedding planner không?

Chị chưa thấy việc này. Cái VN mình thiếu là 1 hiệp hội wedding planner để có thể đưa hoạt động của các wedding planner vào tổ chức và có sự quản lý. Bên cạnh đó Hiệp hội còn có thể bảo vệ khách hàng và đứng ra phân xử trong những trường hợp không mong muốn.

2. Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến ngành wedding như thế nào, nói chung? Và wedding planner nói riêng?

Mọi người không còn đặt nặng vấn đề muốn có 1 đám cưới đẹp nữa, mà thay vào đó là làm sao tiết kiệm là được. Đơn giản vậy thôi em.

3. Có khi nào chị bị những ý kiến truyền thống của ba mẹ khách hàng gây ảnh hưởng đến sự sáng tạo của chị hay không?

Thường xuyên. Bởi văn hoá VN mình là ba mẹ gả chồng/cưới vợ cho con chứ không phải là 2 vợ chồng lấy nhau. Và công việc của 1 wedding planner giỏi là phải biết thích nghi bởi suy cho cùng, đám cưới là của cô dâu/chú rể. Cái sáng tạo của mình phải phù hợp với họ và từ đó họ thích… chứ không phải đám cưới của mình để muốn làm gì thì làm.

12 thoughts on “For me, for “Wedding Planner”…!

  1. G.i.n.a says:

    Chị Cầm ơi chị có thể share cho em link reality show của Jung Lee được ko ạ. Em search mà không thấy.

    Em cảm ơn chị nhiều 😀

  2. Thuy Linh says:

    Em cũng thực sự rất thích Mrs.Jung Lee, em yêu thích và đam mê công việc này từ nhỏ. Yêu những chiếc váy cưới và những đám cưới, yêu những nụ cười hạnh phúc vẹn tròn trong ngày cưới. Để có dũng cảm theo đuổi ngành này đầu tiên là do xem một đám cưới do Mrs.Jung Lee làm trên tivi, thứ hai là lời chia sẻ của chị ^^.

    • NhuCam says:

      Chị cảm ơn Linh. Jung Lee vẫn là 1 niềm cảm hứng lớn của chị cho đến bây giờ. Chị thích bà bởi cá tính và con mắt thẩm mỹ rất châu Á nhưng cũng rất sang trọng và thanh lịch!

  3. Đặng Phụng says:

    Chị ơi em đọc mà thấy mê quá, có cách nào có thể trở thành một thành viên wedding planner không chị. Em xin cảm ơn

    • NhuCam says:

      Dear Phụng,

      Cảm ơn em đã yêu thích và quan tâm đến công việc Wedding Planner. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì chi chưa cần thêm nhân sự cho Team. Khi nào có thông tin gì mới, chị sẽ public trên blog nhé.

      Thân!

  4. Việt anh says:

    Mình là nam nhưng mình rất thích thú với công việc này. Mình học IT nhưng hơn 1 năm nay mình cảm thấy mình thực sự muốn thử sức vs wedding planner.Thành phố mình sông thì nghề này dường như chưa phát triển, những đám cưới vẫn theo một phong cách gọi là mặc định lắm.Mình muốn làm một cái gì đó mới hơn , đẹp hơn, ý nghĩa hơn cho ngày một ngày quan trọng của cả đời người. Nhưng mình chưa biết phải bắt đầu từ đầu ra thế nào. Bạn có thể chia sẻ 1 chút ko? Cảm ơn bạn rất nhiều

  5. Be heo says:

    Hi Chị Như Cầm, Chị có thể cho em email của Chị để Em có thể gửi Chị thông tin về đám cưới được không Chị, Em là người rất hâm mộ Chị.
    Em cảm ơn

  6. An Trần says:

    Em cũng yêu những gì liên quan đến cưới, muốn góp phần nhỏ bé làm hạnh phúc của đôi uyên ương thêm trọn vẹn. Nhưng em không giống chị một điểm rất lớn là em không dám bắt đầu. Vì em luôn lo sợ, sợ mình không đủ khả năng, không đủ đam mê, sợ mình thất bại.
    Có lẽ con đường xa nhất không phải từ đại dương này sang đại dương khác mà từ miệng đến bàn tay. Chị ơi em cũng muốn thực sự bắt tay vào làm như chị ngày ấy.

    • NhuCam says:

      dear…

      Không biết nên khuyên em điều gì. Chỉ biết nói là: “JUST DO IT”… thành công nào mà không có thất bại? mọi người chỉ nhìn thấy thành công hôm nay mà có biết đâu đến những thất bại cay đắng mà họ đã gặp phải. nhưng không đi thì sẽ không bao giờ đến!

      chúc em vững tin vào quyết định của mình!

      😉

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *